Thông Tin Chi Tiết
Giá 250,000đ/(gói 0,5Kg)
Giới thiệu về tầm gửi cây gạo tía
Tầm gửi (hay còn gọi là Tằm gửi, Chùm gửi) vốn là cây sống nhờ trên thân cây khác. Giống như con ong làm mật lấy từ tinh chất của các loài hoa, cây Tầm gửi sống nhờ vào bộ rễ thọc sâu hút những tinh chất của cây chủ. Với các thầy thuốc nam, bản thân nhựa, rễ, lá, vỏ cây đã là những vị thuốc quý, loại cây “sống nhờ” như Tầm gửi lại càng quý hơn .
Theo dân gian, mỗi loài Tầm gửi có tác dụng chữa một thứ bệnh khác nhau, trong đó Tầm gửi cây gạo là loại quý nhất. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng Tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt.
Còn theo Y dược điển Việt Nam, Tầm gửi có tác dụng “ấm đắng mà hạ khí, giảm bại tê và lợi gân xương, ích thận mà huyết mạch thông thương, hết nhức mỏi dạ dày tiêu hóa”. Nhiều người sử dụng Tầm gửi cây gạo cho rằng loại cây này rất mát, giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe. Đã có một thời gian nhiều người truyền miệng nhau về công dụng chữa bệnh của Tầm gửi cây gạo đã tạo nên cơn sốt “Tầm gửi chữa bách bệnh”.
Theo nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội, trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo có catechin, một hợp chất hỗ trợ ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, thận, bàng quang.
Tầm gửi (hay còn gọi là tằm gửi, chùm gửi) là loài cây nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Tùy thuộc vào cây chủ mà có nhiều loại tầm gửi khác nhau, mỗi loại có những đặc tính và công dụng riêng biệt. Theo đó, tầm gửi sống trên cây dẻ có tác dụng giải biểu, trị cảm mạo, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương; trên cây dâu (tang ký sinh) giúp bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai...
Trong các loại tầm gửi, thì tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Trong tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.
Các nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho thấy trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.
Kinh nghiệm của người dân trong việc sử dụng tầm gửi cây gạo tía
Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng còn loại khô có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…
Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây